Bành trướng lãnh thổ Vương_quốc_Hy_Lạp-Bactria

Sau khi quân Seleukos triệt thoái, lãnh thổ của vương quốc Bactria dường như đã được mở rộng. Về phía tây, họ có thể đã sáp nhập các khu vực nằm ở đông bắc Iran và tiến xa tới tận Parthia, Antiochos III Đại đế trước đó đã đánh bại vị vua của vùng đất này. Những tỉnh này có thể tương ứng với các satrap TapuriaTraxiane của Bactria.

Quan hệ với Trung Hoa

Bức tượng nhỏ này có lẽ miêu tả một người lính Hy Lạp đang đội một chiếc mũ sắt kiểu Phrygia, nó được phát hiện trong một ngôi mộ có niên đại vào thế kỷ thứ 3 TCN ở phía bắc của dãy Thiên Sơn và hiện nay được trưng bày tại bảo tàng Tân Cương, Ürümqi.

Ở phía bắc, Euthydemos cũng đã cai trị cả SogdianaFerghana, ngoài ra người ta còn tìm thấy những bằng chứng ở thành phố Alexandria Eschate cho thấy người Hy Lạp-Bactria đã tiến hành các cuộc viễn chinh tới KashgarÜrümqiTân Cương, do đó Trung Quốc và phương Tây có thể đã bắt đầu tiếp xúc vào khoảng năm 220 TCN. Nhà sử học Strabo người Hy Lạp cũng đã viết rằng: "họ đã mở rộng đế chế của mình tới tận chỗ của người Seres (Trung Quốc) và người Phryni". (Strabo, XI.XI.I).[10]

Một số bức tượng nhỏ miêu tả những người lính Hy Lạp đã được phát hiện ở phía bắc dãy Thiên Sơn và ngày nay chúng được trưng bày tại bảo tàng Tân CươngÜrümqi (Boardman).[21]HirthRostovtzeff nêu giả thuyết cho rằng nghệ thuật Trung Đông và Hy Lạp đã có ảnh hưởng tới nghệ thuật Trung Quốc. Những nét trang trí mang tính gợi nhớ về ảnh hưởng của người Ai Cập, Ba Tư hoặc Hy Lạp chẳng hạn như hoa hồng, các đường nét hình học và khảm thủy tinh[22] có thể được tìm thấy trên một số gương đồng thuộc giai đoạn đầu triều đại nhà Hán.[23][cần dẫn nguồn]

Một số người cho rằng ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp có thể được tìm thấy trong các trang trí ở lăng mộ vị hoàng đế đầu tiên của Trung QuốcTần Thủy Hoàng và trong cả quá trình tạo ra đội quân đất nung nổi tiếng vào giai đoạn thế kỷ thứ 3 TCN. Theo giả thuyết này các nghệ nhân Hy Lạp đã đặt chân tới Trung Quốc vào khoảng thời gian trên và dạy cho những người thợ thủ công địa phương cách tạo ra các bức tượng này[24][25] Tuy nhiên, quan điểm này lại gây tranh cãi.[26]

Thông qua những nghiên cứu tiền xu, người ta cũng đưa ra giả thuyết cho rằng đã có một số chuyển giao về mặt công nghệ trong giai đoạn này: người Hy Lạp-Bactria là những người đầu tiên trên thế giới lưu hành những đồng tiền xu bằng hợp kim đồng-nickel (ti lệ là 75/25),[27] vào thời điểm này chỉ có người Trung Quốc là sở hữu công nghệ chế tạo loại hợp kim trên và họ gọi nó là "đồng trắng" (một số loại vũ khí thuộc thời kỳ Chiến quốc được chế tạo bằng hợp kim đồng-niken).[28] Hoạt động xuất khẩu các loại kim loại của người Trung Quốc nhằm mục đích giao thương và đặc biệt là sắt đã được xác thực là diễn ra vào khoảng giai đoạn này. Những vị vua như Euthydemos, Euthydemos II, AgathoclesPantaleon đã cho lưu hành những đồng tiền này vào khoảng năm 170 TCN và một giả thuyết khác lại cho rằng nguồn quặng đồng niken có nguồn gốc từ các khu mỏ ở Anarak.[29] Mãi sau này cho tới thế kỷ thứ 19 thì người ta mới tái sử dụng lại loại tiền xu làm bằng hợp kim đồng-niken.

Sự hiện diện của người Trung Quốc ở Ấn Độ thời cổ đại còn được gợi ý nhờ vào những ghi chép về người "Ciñas" trong các tác phẩm MahabharataManu Smriti. Nhà thám hiểm và sứ thần của nhà HánTrương Khiên đã viếng thăm Bactria vào năm 126 TCN, ông ta đã đề cập tới sự xuất hiện của các sản vật Trung Quốc tại các khu chợ ở Bactria:

"Khi thần ở Đại Hạ (Bactria), thần thấy gậy trúc đất Cung (vùng Tây nam Tứ Xuyên ngày nay), vải bố đất Thục (vùng Tứ Xuyên ngày nay). Khi thần hỏi người dân về việc làm thế nào họ có được chúng, họ đã trả lời, "Thương nhân chúng tôi mua chúng từ các chợ ở Thân Độc (Sindhu, tức Ấn Độ ngày nay)"".[30]

Khi trở về, Trương Khiên tâu lên hoàng đế Trung Quốc Hán Vũ Đế về mức độ tinh vi của các nền văn minh đô thị của Ferghana, BactriaParthia, và hoàng đế đã trở nên quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ thương mại với họ:

"Thiên tử khi nghe thấy những điều này đã nói rằng: Đại Uyên (大宛, Ferghana) và những vùng thuộc Đại Hạ (Bactria) cùng An Tức (安息, Parthia) là các nước lớn, sản vật phong phú, với dân cư sống trong các nơi cố định và có nghề nghiệp gần giống như của người Hán, và trả giá cao cho các sản vật của Trung Hoa" (Hán thư, Tiền Hán thư).

Nhiều đoàn sứ thần Trung Quốc sau đó đã được phái tới Trung Á và điều này đã thúc đẩy cho sự phát triển của Con đường tơ lụa từ cuối thế kỷ thứ 2 TCN.[31]

Quan hệ với Ấn Độ

Sắc lệnh song ngữ của Ashoka (viết bằng tiếng Hy Lạptiếng Aramaic), được tìm thấy ở Càn-đà-la. Khoảng 250 TCN, Bảo tàng Kabul.

Vị vua sáng lập nên nhà Maurya là hoàng đế Chandragupta đã chinh phục khu vực Tây Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ sau khi Alexandros đại đế qua đời vào khoảng năm 323 TCN. Tuy vậy, ông vẫn duy trì quan hệ với vương quốc Seleukos láng giềng bằng một liên minh giữa hai triều đại hay chính xác hơn đó là một sự công nhận hôn nhân khác chủng tộc giữa người Hy Lạp và người Ấn Độ (các tác phẩm cổ đại coi đây là một hiệp ước dựa theo Epigamia), nhiều người Hy Lạp chẳng hạn như sử gia Megasthenes đã cư ngụ tại triều đình Maurya. Từ đó trở đi, các hoàng đế nhà Maurya đều có một sứ thần người Hy Lạp tại triều đình của mình.

Người cháu nội của Chandragupta là Ashoka đã cải sang đạo Phật và trở thành một người truyền bá vĩ đại của Phật giáo Thượng tọa bộ, những nỗ lực cải đạo của ông nhắm vào người Ấn-Iran và thế giới Hy Lạp hóa diễn ra từ khoảng năm 250 TCN. Một số sắc lệnh của Ashoka được khắc trên đá và bằng tiếng Hy Lạp có nói đến việc ông phái các vị sư của Phật giáo tới những vùng đất của người Hy Lạp ở châu Á và tới tận khu vực Địa Trung Hải. Những sắc lệnh này ghi lại tên của các vị vua Hy Lạp vào thời điểm đó.

Cuộc chinh phục của Pháp đã thành công tại nơi đây, ở nơi biên cương, và thậm chí là tại nơi mà vua Antiochos trị vì cách xa tới tận sáu trăm yojana (4,000 dặm), xa hơn đó nữa là ở nơi bốn vị vua tên là Ptolemaios, Antigonos, MagasAlexandros trị vì, tương tự như vậy với người Chola, người Pandya, và xa tới tận Tamraparni ở phía nam. (Sắc lệnh của Ashoka, sắc lệnh đá thứ 13, S. Dhammika).

Một bộ phận cư dân Hy Lạp sinh sống ở Tây bắc Ấn Độ dường như đã cải sang theo đạo Phật:

Ở nơi đây, trên đất của nhà vua có người Hy Lạp, người Kambojas, người Nabhakas, người Nabhapamkit, người Bhojas, người Pitinikas, người Andhras và người Palidas, thần dân ở khắp mọi nơi đều đang tuân theo những lời chỉ dạy của Thiên tử trong Pháp. (Sắc lệnh của Ashoka, Sắc lệnh đá thứ 13, S. Dhammika).

Hơn nữa, theo một số tác phẩm viết bằng tiếng Pali thì mộ số sứ thần của Ashoka là các nhà sư người Hy Lạp, điều này cho thấy hai nền văn hóa đã có những sự giao thoa về tôn giáo với nhau:

Khi vị thera (trưởng lão) Moggaliputta, người khai sáng tôn giáo của Đấng chinh phục (Ashoka), kết thúc hội đồng (lần thứ 3)... ngài đã công bố các thera, một ở đây và một ở nơi đó: ...và tới Aparantaka (các "xứ sở phía Tây" tương ứng với GujaratSindh) ngài đã phái một người Hy Lạp (Yona) tên là Dhammarakkhita... và vị thera Maharakkhita được ngài phái tới vùng đất của người Yona. (Mahavamsa, XII).

Ảnh hưởng tới nghệ thuật Ấn Độ vào thế kỷ thứ 3 TCN

Hình trang trí "cọ lửa" và hoa sen mang phong cách Hy Lạp hóa này có thể là chịu ảnh hưởng từ Ai-Khanoum. Chúng nằm trên đầu cột Rampurva, Ấn Độ, niên đại là vào khoảng 250 TCN.

Thành phố Ai-Khanoum của người Hy Lạp-Bactria nằm ở cửa ngõ của Ấn Độ và có một nền văn hóa mang đậm phong cách Hy Lạp hóa, điều này giúp cho nó có được ưu thế khác biệt trong việc ảnh hưởng tới văn hóa Ấn Độ. Người ta cho rằng Ai-Khanoum có thể đã đóng vai trò là một trong những tác nhân chính giúp truyền bá ảnh hưởng nghệ thuật phương Tây tới Ấn Độ, ví dụ như việc tạo ra các cột trụ của Ashoka hoặc là thức cột Pataliputra phỏng theo phong cách Ionia, tất cả những điều này đều diễn ra sau khi thành phố Ai-Khanoum được thành lập.[32]

Phạm vi của những ảnh hưởng này bắt đầu từ những trang trí chẳng hạn như hoa văn hạt và cuộn, trang trí cọ lửa nằm ở chính giữa và nhiều loại khuôn mẫu khác nhau cho tới những bức tượng động vật y như thật cùng với kiểu mẫu và chức năng của các cột góc mang phong cách Ionia ở kinh đô Pataliputra.[33]

Sự xuất hiện lần đầu tiên của các vị thần Ấn Độ

Tiền xu của vua Agathocles cùng với hình ảnh các vị thần Ấn Độ.Đồng tiền xu của vua Agathocles với hình ảnh con sư tử của Phật giáo và một người phụ nữ cầm hoa sen đang nhảy múa, đây có thể là nữ thần Lakshmi.

Một trong những vị vua cuối cùng của vương quốc Hy Lạp-Bactria là Agathocles của Bactria (cai trị từ năm 190–180 TCN) đã cho ban hành những đồng xu hình vuông kiểu Ấn Độ và lần đầu tiên có khắc hình ảnh của các vị thần Ấn Độ, chúng có nhiều diễn giải khác nhau như là thần Vishnu, Shiva, Vasudeva, Buddha hoặc Balarama. Cả 6 đồng drachma bằng bạc theo kiểu Ấn Độ và mang tên của Agathocles này đều được phát hiện ở Ai-Khanoum vào năm 1970.[34][35][36] Đây có thể là lần đầu tiên hình ảnh các vị thần Vệ đà xuất hiện trên tiền xu và chúng bao gồm những hiện thân thủa ban đầu của thần Vishnu như: Balarama-Sankarshana cùng với cây chùy Gada và lưỡi cày, Vasudeva- Krishna cùng Shankha của thần Vishnu và bánh xe Sudarshana Chakra.[35] Một số đồng xu khác của Agathocles còn được cho là miêu tả con sư tử trong Phật giáo và nữ thần Lakshmi, người vợ của thần Vishnu.[36]

Xâm lược Ấn Độ (sau năm 180 TCN)

Đồng xu bằng bạc thuộc về Demetrios I của Bactria (trị vì vào khoảng năm 200–180 TCN), ông được miêu tả là đang đội một chiếc mũ da voi vốn là biểu tượng cho cuộc chinh phục tiểu lục địa Ấn Độ.

Chỉ một vài năm sau khi nhà Shunga lật đổ đế quốc Maurya, người con trai của Euthydemos tên là Demetrios đã bắt đầu tiến hành xâm lược Ấn Độ từ khoảng năm 180 TCN. Các nhà sử học đã đưa ra các động cơ khác nhau cho cuộc xâm lược này. Một số sử gia cho rằng mục đích của cuộc xâm lược này là nhằm để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với đế quốc Maurya và nhằm để bảo vệ Phật giáo trước sự bức hại của nhà Shunga vốn được những bản kinh của Phật giáo ghi chép lại (Tarn). Tuy nhiên, những sử gia khác như ThaparLamotte cho rằng các ghi chép về những sự bức hại ở trên đã được cường điệu.

Demetrios có thể đã tiến quân tới tận kinh đô Pataliputra của đế quốc ở miền đông Ấn Độ ngày nay (hiện nay là Patna). Tuy vậy, những chiến dịch này thường được coi là của Menandros. Cuộc xâm lược này kết thúc vào năm 175 TCN. Vương quốc Ấn-Hy Lạp đã được thành lập tiếp sau đó và tồn tại suốt gần 2 thế kỷ cho tới khoảng năm 10. Đạo Phật đã phát triển rực rỡ dưới triều đại của các vị vua Ấn-Hy Lạp và đạt tới đỉnh cao là dưới triều đại của Menandros I.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vương_quốc_Hy_Lạp-Bactria http://www.chinatoday.com.cn/English/e20026/images... http://www.chinatoday.com.cn/English/e20026/sunzi1... http://www.businesswire.com/news/home/201610110067... http://coinindia.com/index-greek.html http://www.wildwinds.com/coins/greece/baktria/king... http://www.wildwinds.com/coins/greece/baktria/king... http://www.wildwinds.com/coins/greece/baktria/king... http://www.wildwinds.com/coins/greece/baktria/king... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?lookup=... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?lookup=...